NHỮNG MÓN ĂN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ TRONG MÙA HOA TAM GIÁC MẠCH

0
907

Hoa “tam giác mạch” – đại sứ thương hiệu của vùng cao nguyên đá đã trở thành một thứ đặc biệt đối với rất nhiều người. Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12, những bông hoa tam giác mạch tim tím, hồng hồng trải khắp những sườn đồi, đung đưa trong gió như một lời chào mừng đối với những người lữ khách từ phương xa ghé chân tham quan nơi này. Trên hành trình khám phá mảnh đất Hà Giang, ngoài những cung đường đèo hùng vĩ, những vẻ đẹp thơ mộng của những cánh đồng hoa tam giác mạch…thì nhất định phải thử ăn những món ăn dưới đây nhé.

Bánh tam giác mạchKết quả hình ảnh cho bánh tam giác mạch

Hà Giang – mùa hoa tam giác mạch đã trở nên nổi tiếng thu hút hàng ngàn khách du lịch đến đây mỗi năm để ngắm những cánh đồng hoa rộng lớn, trải khắp các sườn đồi. Thế nhưng, ít có ai biết rằng sau những cánh đồng hoa quyến rũ ấy Hà Giang còn có một đặc sản bánh tam giác mạch thơm ngon và đầy hấp dẫn.

Lên các phiên chợ ở Hà Giang, bạn sẽ bắt gặp những người phụ nữ dân tộc trong trang phục váy xòe hoa ngồi bên bếp than nóng hổi cùng những chồng bánh nhiều màu bắt mắt. Trong đó, chiếc bánh màu vàng là bánh bột ngô, màu trắng là bánh ngô nếp, còn màu tím nhạt với những chấm tím sẫm nổi lên trên chính là bánh tam giác mạch.

Kết quả hình ảnh cho bánh tam giác mạch

Những chiếc bánh tam giác mạch được xếp thành từng chồng, tất cả đều chung một màu tím đầy huyền hoặc, mời gọi. Bánh mềm xốp, bạn cầm nhấm nhấp thật chậm để cảm nhận được vị ngọt thanh đang lan tỏa trong miệng. Bẻ miếng bánh tam giác mạch ra bạn sẽ cảm nhận một chút hăng đặc trưng của cây rừng thoang thoảng, còn khi ăn thì bánh sẽ có vị bùi ngậy đặc trưng. Bạn có thể thưởng thức ngay tại các chợ phiên hay mua về làm quà cho người thân khi lên cao nguyên đá với giá khoảng 15k một chiếc.

Lên Hà Giang vào những ngày tháng 12, ngắm cảnh Hà Giang chìm trong sương mù, nhâm nhi miếng bánh tam giác mạch bên bếp lửa ấm nồng, ngồi nghe những câu chuyện cổ của bà con dân tộc sinh sống lâu đời ở nơi đây thì còn gì thú vị hơn.

Bánh cuốn Đồng VănKết quả hình ảnh cho bánh cuốn đồng văn

Khi đến phố cổ Đồng Văn, bạn không chỉ được ngắm cảnh, hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên ở nơi đây mà còn được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản trong đó phải kể đến bánh cuốn Đồng Văn.

Bánh cuốn Đồng Văn được làm từ gạo trồng trên nương nên gạo có độ thơm ngon và dẻo hơn. Để có thể làm ra những chiếc bánh cuốn đi vào lòng người thì đòi hỏi người làm cần phải thao tác linh hoạt và vô cùng khéo léo để có được mẻ bánh ngon. Đầu tiên phải tráng một lớp bột gạo mỏng nên mặt vải sau đó thì đậy nắp đợi bột chín sau đó rắc hành thịt mộc nhĩ nên mặc bánh và cuốn bánh lại, vậy là chiếc bánh cuốn ngon lành được ra đời.

Kết quả hình ảnh cho bánh cuốn đồng văn

Và điều để làm cho món bánh cuốn trở nên hoàn hảo thì không thể thiếu được nước chấm. Bát nước chấm là sự hòa quyện của bát nước canh, hành lá, mùi tàu thái nhỏ

Vị ngọt đậm đà của nước canh hầm xương cùng với những vị thơm của hành lá, mùi tàu chắc chắn sẽ đượm hơn miếng phở cuốn.

Đến Hà Giang, thưởng thức bán cuốn nơi phố cổ Đồng Văn chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên.

Lạp xưởng gác bếp Kết quả hình ảnh cho lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng là một món ăn ngon của mảnh đất Hà Giang và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong chuyến chu du khám phá của nhiều người.

Kết quả hình ảnh cho lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng thường được làm từ phần thịt nửa nạc, nửa mỡ của lợn mán. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xưởng sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng. Sau khi nhồi nhân xong, lạp xưởng sẽ được treo gác bếp cho đến khi săn lại.

Lạp xưởng Hà Giang có vị ngậy, béo, phần vỏ và thịt chắc chứ không mềm bở. Bạn cũng thể mua lạp xưởng về làm quà vì bảo quản được lâu.

Cơm lam Bắc MêKết quả hình ảnh cho cơm lam bắc mê

Cơm lam Bắc Mê là một trong những món ăn đặc sản ở Hà Giang. Cơm lam được nấu bằng ống tre, ống nứa và nướng chín trên lửa hồng. Cơm lam được nấu bằng loại gạo nếp ngon ngâm kỹ, vo sạch rồi rắc thêm chút muối. Sau phần sơ chế, người ta cho gạo vào ống tre, nứa rồi đổ nước vừa phải, bịt chặt lại rồi đốt trên bếp than hồng. Khi đốt, người nấu phải xoay đều cho nhiệt tỏa quanh vỏ tre, trúc. Khi hương thơm tỏa ra cũng là nước cơm đã có thể thưởng thức. Bạn tách đôi ống tre, trúc là có thể thưởng thức ngay những hạt cơm lam tuyệt vời bên trong.

Kết quả hình ảnh cho cơm lam bắc mê

Điều đặc biệt nhất để tạo nên sự khác biệt của con lam Bắc Mê với những loại khác đó chính là sự hòa quyện giữa hương lá dong, lá chuối nướng khiến bạn chỉ cần ngửi thấy mùi thôi cũng thấy đói rồi.

Bạn có thể ăn cơm lam chay hay ăn cùng muối vừng, muối lạc, cá nướng đều vô cùng ngon miệng. Cơm lam Bắc Mê ăn vừa ngon vừa dẻo lại khó bị hỏng. Vì vậy nhiều người dân nơi đây thường mang theo mỗi lần đi làm trên nương, rẫy.

Xôi ngũ sắcKết quả hình ảnh cho xôi ngũ sắc hà giang

Xôi ngũ sắc là đặc sản của người Tày ở Hà Giang. Trong mỗi dịp lễ tết, xôi ngũ sắc sẽ tượng trưng cho ngũ hành và sự thịnh vượng, phát đạt. Không chỉ với vẻ ngoài 5 màu sắc lần lượt trắng, xanh, tím, đỏ, vàng hấp dẫn, bắt lấy ánh mắt của bạn mà hương vị đặc biệt của loại nếp cái hoa vàng khó lẫn đã khiến xôi ngũ sắc trở thành một món ăn hấp dẫn khó quên lắm.

Xôi được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng và thêm màu của gấc, lá gừng, nghệ, quả dành dành và lá cẩm. Món ăn tuy không có nhiều khác biệt về hương vị nhưng màu sắc bắt mắt và gạo dẻo, dễ ăn. Ăn xôi ngũ sắc kèm một chút muối vừng mặn mà, ruốc bông thơm ngọt, hành phi thơm nức mũi, mùi vị thơm nồng của nếp cái hoa vàng hòa quyện, phảng phất hương của lá rừng sẽ khiến bạn “chết mê” cho xem.

Kết quả hình ảnh cho xôi ngũ sắc hà giang

Sự tỉ mẩn và  tinh tế trong cách nấu xôi ngũ sắc này đã tạo nên bản sắc độc đáo riêng biệt của đồng bào vùng cao, đó cũng là niềm tự hào của người dân bản địa nơi đây. Nếu có cơ hội đến Hà Giang, bạn đừng quên thưởng thức và cảm nhận hương vị thơm ngon tinh tế của món ăn đầy sắc màu này nhé.

Rượu ngôKết quả hình ảnh cho rượu ngô hà giang

Nhắc đến rượu ngô, người ta sẽ nhớ ngay đến rượu ngô Hà Giang. Rượu ngô ở Hà Giang uống có vị ngọt, vị thơm đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có thể nấu được thứ rượu như thế này. Rượu ngô ở đây được nấu từ loại ngô được trồng trên núi, người dân kết hợp với men tự nhiên để tạo ra loại rượu vừa dễ chịu, vừa ngon mà uống lại chẳng bị đau đầu.

Ở đây người dân quý rượu ngô như vàng, có khách quý đến nhà là họ sẽ mang rượu ngô, thịt gác bếp ra để tiếp đãi.

Hãy thử tưởng tưởng vào những ngày trời lạnh, trong cái khung cảnh thơ mộng của núi rừng Hà Giang bạn được ngồi quây quần bên bếp lửa và thưởng thức bát cháo ấu tẩu nóng hổi, nhâm nhi vài chén rượu ngô cùng một chút thịt gác bếp thì tuyệt vời biết bao nhiêu.

Thắng dền 

Kết quả hình ảnh cho thắng dền

Nếu như nhìn thấy bát thắng dền lần đầu tiên thì nhiều người sẽ nghĩ nó giống với món bánh cóng phù của Lạng Sơn hay bánh trôi tàu ở Hà Nội, nhưng thắng dền ở Hà Giang lại rất khác.

Chẳng phải là loại cao lương mỹ vị gì nhưng thắng dền vẫn trở thành đặc sản. Với cách làm thắng dền khá đơn giản, nhưng nó đòi hỏi người thợ phải khéo tay và tinh mắt. Gạo làm bánh phải là loại gạo nếp ngon của Hà Giang hạt to, tròn, đều và thơm dẻo. Gạo sẽ được ngâm qua đêm, sau đó vớt để ráo rồi xay thành bột. Bột được cho vào túi vải, đợi cho đến khi nó đặc mịn lại thì mang ra làm bánh.

Kết quả hình ảnh cho thắng dền

Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

Khi tiết trời se lạnh của núi rừng Hà Giang thì món thắng dền thực sự là lựa chọn hợp lý. Món ăn hội tụ đầy đủ vị ngon ngọt của đường, vị béo ngậy của nước dừa, chút cay và ấm nóng của gừng sẽ giúp người ăn xua đi giá lạnh.

Thắng cố

Kết quả hình ảnh cho thắng cố

Người Hà Giang có một câu nói mà có thể bạn chưa từng nghe đến : “Đến Hà Giang mà chưa thưởng thức thắng cố thì coi như chưa hề đến Hà Giang”, mà muốn ăn thắng cố ngon, chuẩn vị thì phải đến chợ phiên Đồng Văn.

Thắng cố ở đây có nguyên liệu chính từ “lục phủ ngũ tạng” của bò chứ không phải từ thịt lợn hay ngựa như nhiều người nhầm tưởng. Lý do bởi thịt ngựa ở đây rất hiếm, không phải lúc nào cũng mua được.

Kết quả hình ảnh cho thắng cố

Nội tạng bò sau khi được làm sạch và sơ chế, người ta sẽ tẩm ướp thêm gia vị của “núi rừng” như thảo quả, địa điền, hoa hồi…, có đến 12 loại gia vị khác nhau được kết hợp, hòa quyện để tạo nên hương vị đặc trưng của món này. Người ta ninh nhừ nồi thắng cố trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi bắt đầu để diu diu lửa. Thắng cố bây giờ đã được chín mềm và ngấm đậm đà hương vị.

Thực khách có thể tự mình nêm nếm thêm những gia vị đi kèm như muối, tiêu, ớt xay,… ăn kèm với các loại rau sống của miền rừng núi. Tất thảy đều khiến bát Thắng Cố Hà Giang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Ăn thắng cố là phải uống rượu ngô thế nhưng đấy vẫn chưa đủ nét thú vị của nồi lẩu thắng cố nổi tiếng Hà Giang. Người ta gọi nồi lẩu Thắng Cố là nơi giãi bày tâm sự. Ai buồn cũng đến và ai vui cũng muốn tìm về để tâm hồn được một lần trẻ lại, hồn nhiên và thư thái hơn.

Kết quả hình ảnh cho thắng cố

Người Hà Giang yêu nồi Thắng Cố như yêu mảnh đất quê hương mình. Không kể khách du lịch, cả người dân đi xa cũng nhớ về nồi thắng cố da diết. Bởi vậy mới nói, đi Hà Giang mà không dành thời gian để thưởng thức nồi thắng cố thì đó là một sự thiếu sót lớn.

Cháo ấu tẩu

Kết quả hình ảnh cho cháo ấu tẩu

Đến Hà Giang một trong những đặc sản nổi tiếng nhất không thể bỏ qua là món cháo ấu tẩu. Loại cháo được nấu bằng một loại củ có chất độc thuộc bảng A, món cháo này đã trở thành thú ẩm thực độc đáo làm say lòng người nơi địa đầu Tổ quốc.

Bát cháo ấu tẩu ban đầu chỉ được biết đến như bài thuốc giải cảm của bà con vùng cao. Sau này, qua thực nghiệm người ta thêm một số gia vị, phụ gia khác, nấu thành món cháo “đặc sản” của nơi này, ăn ngon miệng và khác hẳn với bất kỳ loại cháo thông thường nào.

Kết quả hình ảnh cho cháo ấu tẩu

Món cháo Ấu tẩu là thức ăn bổ dưỡng và thường nhật của người Hà Giang và quán cháo Ấu tẩu thường mở vào buổi tối, người dân Hà Giang bật mí, ăn cháo Ấu tẩu vào buổi tối sẽ rất tốt cho sức khỏe, làm giãn xương cốt, sẽ giúp xóa tan đi bao mệt mỏi, nhọc nhằn của một ngày để có một giấc ngủ ngon sâu và sảng khoái hơn.

Lợn cắp nách

Kết quả hình ảnh cho lợn cắp nách

Lợn cắp nách là loại lợn được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Lợn cắp nách thường có kích thước khá nhỏ, khi bắt, người ta thường kẹp trọn ở nách nên mới có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc và ngon hơn thông thường.

Kết quả hình ảnh cho lợn cắp nách

Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến theo nhiều cách khác. Có thể dùng nướng, hấp, kho tùy sở thích hay dùng xương để ninh thành món canh ngon. Trong đó món ngon nhất phải kể đến là món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của lá nhội và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh, khi gắp miếng thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here