LỄ HỘI Ở HÀ GIANG: MỘT ĐI KHÔNG MUỐN VỀ.

0
806
Cặp đôi trao nhau ánh mắt ngọt ngào tại chợ tình Khâu Vai.
Hà Giang lâu nay không chỉ làm người ta say bởi cảnh sắc mà còn bởi nền văn hoá lễ hội vô cùng độc đáo tồn tại từ lâu đời. Lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Gầu Tào, lễ hội chợ tình Khâu Vai là bốn lễ hội nổi bật nhất ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc này.
                       Thi cấy lúa – một phần tại lễ hội Lồng Tồng (một lễ hội ở Hà Giang). Ảnh: Sưu tầm

Lễ hội Lồng Tồng – lễ hội dịp đầu xuân của người Tày.

“Lồng tồng” theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là lễ hội “xuống đồng”. Tại Hà Giang, lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 5,6 Tết hàng năm mục đích cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà. Như bao lễ hội khác, Lễ hội cầu mùa của người Tày gồm hai phần lễ và hội.
               Thi cày ruộng là một trong những hoạt động đặc sắc tại các lễ hội ở Hà Giang. Ảnh: Sưu tầm
Phần lễ: Mặt trời vừa rạng, mọi gia đình trong vùng đều hối hả tham gia vào buổi lễ. Gia đình nào trong bản cũng chuẩn bị mâm cúng, gà luộc, xôi đỏ, xôi vàng tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, cho âm dương. Khi trống hội giục, các gia đình sẽ mang mâm cũng ra thửa ruộng lớn nhất trên đồng để cùng chuẩn bị cho nghi lễ cầu mùa.
Phần hội: Các du khách tham gia lễ hội sẽ phải ngất ngây bởi số lượng các hoạt động diễn ra trong hội. Từ những hoạt động nghệ thuật như hát Then, hát Cọi cho đến ném còn, đẩy gậy, kéo co, thi cày ruộng,…
       Không chỉ có lễ hội, cảnh sắc Hà Giang cũng khiến cho lòng người say đắm không nguôi. Ảnh: rio ders maxs

Lễ hội Gầu Tào – lễ hội rằm tháng riêng của người Mông.

Là một hoạt động truyền thông của người H’mông vào mỗi dịp đầu năm, Gầu Tào – lễ hội cầu phúc, cầu mệnh được diễn ra trong khoảng thời gian mùng 1 cho đến 15 tháng Giêng hàng năm. Có những năm tổ chức liên tiếp thì mỗi năm lễ hội kéo dài trong 3 ngày, nếu như gộp vào một năm tổ chức thì sẽ là 9 ngày.

Lễ hội Gầu Tào được chuẩn bị từ cuối tháng Chạp, gồm những hoạt động chính là dựng nêu và làm lễ mời tổ tiên, thần phù hộ cho con. Sau phần lễ bái, mọi người tụ tập, dựng thêm lều bãi cho người già ngồi ăn uống. Bãi phẳng nhất được dựng nên cho trẻ con chơi quay. Các hoạt động nổi bật trong phần hội gồm có: bắn nỏ; bắn cung; múa khèn; đua ngựa. Thi cung nỏ; thi chọi quay; hát gâu plênh, tình ca, đối đáp, trao duyên, hát vui hội hè cũng rất được quan tâm.

                        Múa khèn – hoạt động xuất hiện dày đặc tại các lễ hội ở Hà Giang. Ảnh: Hanoilab.

Chợ tình Khâu Vai: Nơi niềm vui và giọt nước mắt hoà làm một.

Có lịch sử gần 100 năm tồn tại, chợ tình Khâu Vai trở thành một trong những “đặc sản”, tựa như một file đính kèm không thể tách khỏi cái tên Hà Giang vậy.

                        Cặp đôi trao nhau ánh mắt ngọt ngào tại chợ tình Khâu Vai. Ảnh: Quang Ha Hoang

Diễn ra vào một ngày duy nhất (27/3 âm lịch), “chợ tình” được biết đến nhiều và có sức tồn tại đến ngày nay bởi câu chuyện và mục đích nhân văn ẩn sau đó. Trong vùng thường kể cho nhau về câu chuyện Chàng Ba và Nàng Út vì yêu mà không đến được với nhau. Từ đó hàng năm họ đều hẹn nhau một lần duy nhất vào ngày 27/3 âm lịch. Chợ tình Khâu Vai vì lẽ đó luôn đẹp đẽ, ngọt ngào và cũng thấm đẫm sự dang dở. Họ tìm thấy ở đây cả nụ cười và cả những giọt nước mắt.

                                                Một góc phiên chợ Khâu Vai. Ảnh: Ninh Nguyen Hoang.
                                                Khung cảnh lễ hội ở Hà Giang. Ảnh: Sưu tầm

Ghé qua chợ Khâu Vai vào ngày này người ta không khó bắt gặp những ánh nhìn dáo dác, những điệu khèn da diết gọi bạn vang vọng khắp miền đá núi. Đối với những người địa phương, chợ tình Khâu Vai là những phút giây ngoài vợ ngoài chồng nhưng vô cùng văn minh và đẹp đẽ. Bởi họ thấu hiểu cho nhau nỗi dang dở, day dứt khi yêu mà không đến được với nhau. Sau phiên “chợ tình” rồi ai cũng sống tiếp với thực tế của mình nhưng với họ, chợ tình như một nơi để an ủi, vỗ về tuổi trẻ, tình yêu.

Xem thêm cảnh sắc Hà Giang tại đây

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here